Đầu đao kìm nóc là những vật thường được sử dụng để đặt lên mái nhà. Và con kìm nóc là một trong những vật được sử dụng thông dụng nhất.
Đầu đao kìm nóc không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn góp phần làm cho công trình kiến trúc trẻ nên hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa cũng như cách sử dụng chúng. Hãy đến với bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhất nhé.
Nội dung bài viết
1. Con kìm là gì? Truyền thuyết về con kìm
Con kìm hay còn gọi là tượng si, là một linh vật trong nghệ thuật tạo hình của Việt Nam. Linh vật thường thể hiện niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo, là biểu tượng của văn hóa. Từ thời xa xưa, người ta quan niệm linh vật thường có một sức mạnh siêu nhiên, nguồn năng lượng dồi dào, chi phối sự hoạt động của thế giới vật chất.
Một trong những linh vật được sử dụng đó chính là đầu đao, kìm nóc. Con kìm nóc đã có từ thế kỷ 17 – 18 từ thời Lê Trung Hưng được làm bằng đất nung. Với quan niệm con kìm là động vật biển có đuôi cong tròn, khi đạp sóng thì có mưa rơi, nên được sử dụng với ý nghĩa phòng ngừa hỏa hoạn. Con kìm mang trong mình nhiều hình thức khác nhau như hình con rồng, hình đầu rồng, đầu cá…
2. Con kìm nóc thường đặt ở đâu, với mục đích gì
Con kìm – biểu tượng văn hóa truyền đạt ý tưởng khi đạp nước thì có mưa xuống. Cho nên, người ta thường đặt con kìm trên nóc mái nhà, công trình kiến trúc. Đặc biệt là những công trình mang tính tâm linh như nhà thờ họ, đền, đình, … với dụng ý tránh hỏa hoạn, cháy nổ.
Đây là mục đích mà các cụ thời xưa khi làm nhà thường đúc hình đầu rồng, đầu cá đặt lên nóc nhà. Tuy nhiên, do sự phát triển cũng như nhu cầu thẩm mỹ, ngày nay việc đặt con kìm nóc còn mang ý nghĩa trang trí cho ngôi nhà, công trình.
3. Chi tiết kìm nóc
Để có một đầu đao kìm nóc đẹp, phù hợp với công trình kiến trúc, các kiến trúc sơ phải xây dựng bản vẽ chi tiết cho công trình, trong đó có chi tiết kìm nóc. Chi tiết kìm nóc thường được bằng rồng, voi hoặc phượng.
Một số chi tiết kìm nóc mà bạn có thể tham khảo như sau:
3.1. Kìm nóc rồng cạn:
Thông số kỹ thuật con kìm nóc rồng cạn:
- + Màu rạn cổ.
- + Chất liệu: men bóng.
- + Cỡ trung: L550 x H320 x D140 (mm) nặng 4kg.
- + Cỡ đại: L660 x H440 x D140 (mm) nặng 9,7kg.
3.2. Kìm nóc đao voi rạn:
Thông số kìm nóc đầu đao voi rạn
- + Màu rạn cổ.
- + Chất liệu: men rạn.
- + Cỡ đại: L750 x H360 x D120 (mm), nặng 8.5kg
- + Cỡ trung: L650 x H210 x D120 (mm) nặng 5.2kg.
3.3. Kìm rồng đại men loang:
Thông số con kìm nóc rồng đại men bóng:
- + Màu sắc: rêu cổ.
- + Chất liệu: men bóng.
- + Cỡ trung: L650 x H210 x D120 (mm), nặng 5.2k.g
- + Cỡ đại: L750 x H360 x D120 (mm), nặng 8.5kg.
4. 3 đồtrang trí thông dụng trên nóc nhà cổ
Mái nhà cổ là một trong những bộ phận của kiến trúc cổ Việt Nam. Cấu trúc của một mái nhà cổ thường có các bộ phận sau:
- – Phần mái lớn
- – Phần triền mái
- – Phần góc mái và phần diềm mái.
Phần mái lớn chiếm tới hai phần ba chiều đứng của công trình. Phần góc mái thì được làm cong uốn ngược hoặc võng xuống. Phần triền mái làm thắng, hếch lên ở góc mái tạo sự bay bổng.
Ngoài con kìm nóc, trên mái nhà cổ còn thường đặt đầu đao (đao lá), hồ lô chống sét, bờ nóc thì đặt gạch hoa chanh. Về đầu đao đặt trên nóc nhà, Xi Vẫn là linh thú xuất hiện phổ biến hơn cả. theo truyền thuyết, rồng sinh ra chin con nhưng không con nào trở thành rồng, đây là một trong những con của rồng bên cạnh Bị Hí, Bồ lao, Bệ Ngạn,… Không chỉ đặt tại nhà cổ mà đầu đao là vật không thể thiếu trên mái chùa.
Hồ lô chống sét cũng là một trong những vật dùng thường được sử dụng để đặt trên nóc nhà cổ. Được thiết kế gọn nhẹ dưới dạng hình quả hồ lô đựng rượu, hồ lô chống sét có khả năng thu sét nhờ bộ phận thu sét được để trong lòng (thường là một sợi dây đồng) đặt tiếp đất.
Nhờ có sự xuất hiện của hồ lô chống sét, các công trình kiến trúc không chỉ được trang bị thêm phương tiện chống lại sự ảnh hưởng xấu của hiện tượng thiên nhiên mà còn được tô điểm, chấm phá thêm những nét độc đáo có phần bí ẩn.
Ngoài ra, bờ nóc có đặt gạch hoa chanh cũng là một trong số những vật thường dùng để đặt lên phần mái. Nếu đã có dịp ghé qua các thắng cảnh lịch sử hoặc đặt chân tới một vùng nông thôn cổ kính, chắc chắn sẽ không khó nhận ra.
Bạn sẽ muốn tận mắt xem người xưa đã sử dụng bờ nóc có đặt gạch hoa chanh để trang trí phần mái nhà như thế nào. Sự tinh tế hiện ra trong từng đường nét đủ để cảm nhận bàn tay khéo léo tạo dựng của tiền nhân.
Lưu ý: Quý khách nên gọi điện trực tiếp để nhận được báo giá phụ kiện mái lợp cùng chương trình khuyến mãi mới nhất, mức chiết khấu tốt nhất, hỗ trợ vận chuyển.
GỌI 0917777247 ĐỂ NHẬN CHIẾT KHẤU TỐT NHẤT
Nếu bạn đang băn khoăn không biết tìm kiếm phụ kiện lợp mái, con kìm nóc, đầu đao ở đâu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Gốm sứ Thanh Hải là doanh nghiệp sản xuất đồ xây dựng duy nhất trong một thời gian dài tại Bát Tràng. Thanh Hải đã tham gia xây dựng lên nhiều công trình lớn và nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía dư luận.
Với chỗ đứng vững chắc đã tạo dựng từ chính uy tín của mình, bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất có thể. Nếu có bất kỳ nhu cầu nào về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi:
- – Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gốm sứ xây dựng Thanh Hải
- – Địa chỉ: Số 41B- Xóm 6- Giang Cao- Bát Tràng- Gia Lâm- Hà Nội
- – Website: https://gomsuxaydung.vn
- – Hotline: 0917777247
Trên đây là những thông tin cơ bản về đầu đao kìm nóc, con kìm nóc. Kính chúc quý khách tìm được bộ phụ kiện lợp mái phù hợp với công trình của mình.