Tìm hiểu về ngói âm dương? Ý nghĩa, nguồn gốc, phân loại

Ngói âm dương tráng men Thanh Hải

Ngói âm dương là vật liệu sử dụng phổ biến ở tất cả các công trình dọc miền đất nước, từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Mái ngói âm dương ở các công trình kiến trúc cổ mang dáng vẻ cũ kĩ nhưng sự trường tồn, bền bỉ cùng thời gian đã được chứng minh ở các công trình này.

Vậy ngói âm dương là gì? Có cấu tạo như thế nào? Có bao nhiêu loại? … Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Ngói âm dương là gì? Cấu tạo ra sao?

Trước tiên phải khẳng định rằng đây là một loại ngói đặc trưng trong các công trình xưa cổ. Quan sát kỹ bạn sẽ thấy chúng có một đầu nhỏ và một đầu lớn. Ngói âm dương là loại ngói phổ biến trong các công trình kiến trúc cổ truyền thống.

Cấu tạo: Loại ngói này được cấu thành từ ngói âm và ngói dương xếp đan xen nhau nằm ở phần hình chóp cụt của mái. Bộ ngói âm dương đầy đủ bao gồm:

  • Ngói âm: Là viên ngói to ngửa lên, ngói âm là ngói tráng men ở mặt lõm.
  • Ngói dương: Là viên tròn úp, ngói dương được tráng men một phần ở mặt lồi.
  • Riềm (còn gọi là Diềm): Là phần trang trí mái bao gồm riềm âm và riềm dương.
Hình ảnh minh họa mái ngói âm dương
Hình ảnh minh họa mái ngói âm dương

Tên gọi: Dù là loại ngói âm hay dương thì chúng đều được phủ một lớp men bên ngoài hay còn được gọi là lưu ly. Chính vì thế, nhiều người còn gọi với cái tên dễ hiểu hơn đó là ngói lưu ly, mái ngói âm lưu ly hoặc dương lưu ly đều được. Đây là dạng ngói âm dương được phủ một lớp men, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Màu men: Men lưu ly trên mái ngói âm dương là loại men gốm có tác dụng tạo màu rất đẹp. Chúng thuộc dòng men tốt và chứa nhiều thành phần như sắt, đồng, crom, mangan. Loại men ngói âm dương này khó sản xuất, là loại men nhẹ lửa. Đồng thời loại men này phải được kiểm duyệt gắt gao để đáp ứng chỉ tiêu độ bền cao. Bên cạnh đó, tông màu của men lưu ý cần tương đối trùng màu men cố ngói lợp nhà.

Quy trình sản xuất: Để tạo ra dòng sản phẩm gạch ngói âm dương này, người làm phải khá cầu kỳ. Đất được chọn để làm ngói âm dương là đất thịt không pha cát. Đem đất này nhào kỹ cùng nước rồi ủ khoảng nửa tháng. Sau quá trình tạo khuôn, ngói âm dương được để khô trong vòng 1-2 tháng rồi được đưa vào lò nung.

2. Nguồn gốc của ngói âm dương

Để nói về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm ngói âm dương thì chưa có một thông tin nào ghi lại lịch sử của chúng một cách rõ ràng, chính xác. Nhưng dựa theo các nguồn thông tin tin cậy, chúng bắt nguồn từ xứ sở Trung Hoa. Từ những thời kỳ xa xưa, người dân đã biết sử dụng và sáng tạo ra loại ngói này để có thể thiết lập nhà cửa.

Và theo sự tích tương truyền kể lại rằng, thời kỳ Đông Hán, một thầy cúng phong thủy đã được Tào Tháo cho vào cung điện. Thầy đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu dựa trên yêu cầu của Tào Tháo và tìm cách nối những viên gạch với nhau sao cho thật đẹp, đối cạnh mà độ bền cao. Và sau thời gian nghiên cứu ông đã cho ra loại ngói đảm bảo đủ các tiêu chí này và về sau đặt tên cho chúng là ngói âm dương.

3. Ý nghĩa của mái ngói âm dương

3.1. Ý nghĩa phong thủy

Ngói âm dương – Từ xa xưa, 2 thái cực âm dương đã trở thành khái niệm ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Theo quan niệm xưa, âm dương không phải là vật chất hay không gian cụ thể, mà đây là thuộc tính của mỗi hiện tượng, sự vật trong vũ trụ.

Ngói âm dương màu mangan mang nhiều ý nghĩa phong thủy
Ngói âm dương màu mangan mang nhiều ý nghĩa phong thủy

Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong âm có dương và ngược lại. Khái niệm âm dương không chỉ đơn thuần là quan niệm hình thành trong đời sống văn hóa người Việt mà còn trở thành triết lý của người Á Đông.

Chính vì, ý nghĩa mái ngói âm dương  như vậy mà những ngôi nhà mái ngói âm dương luôn tồn tại ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Những con phố cổ kính nhuộm màu rêu phong, những ngôi chùa linh thiêng và uy nghiêm không chỉ mang dấu ấn kiến trúc khác lạ mà còn chứa đựng chiều sâu của lịch sử về  ngói âm dương.

Sự xuất hiện của chúng đem tới tính thẩm mỹ và giúp yếu tố phong thủy âm dương hài hòa, đem lại sinh khí cho con người.

Ngói âm dương cùng riềm âm dương đất nung tạo sự cổ kính cho công trình
Ngói âm dương cùng riềm âm dương đất nung tạo sự cổ kính cho công trình

Không những thế, ngoài việc mang ý nghĩa phong thủy, ngói âm dương còn giúp tăng cường giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nhìn từ cao xuống, bạn sẽ thấy các mái ngói âm dương lấp ló sau màn sương dày đặc tại vùng cao Lạng Sơn, Tây Bắc… Chúng xuất hiện mang tới một vẻ đẹp cổ xưa mà trang nhã, sang trọng tới lạ thường.

3.2. Giá trị văn hóa

Vào những năm điều kiện kinh tế chưa phát triển, ngói âm dương vẫn được coi là vật liệu xây dựng các gia đình có kinh tế khá giả sử dụng. Việc tự sản xuất ngói lợp nhà, ngói âm dương vào thời điểm những năm 60-70 khá phổ biến. Cho đến khi điều kiện kinh tế phát triển hơn, nghề làm ngói âm dương truyền thống không còn phổ biến nhưng quan niệm về tình cảm gia đình, về nếp nhà với ngói lợp nhà âm dương vẫn còn nguyên.

Âm dương hài hòa cũng là mơ ước của người Việt về một gia đình trên kính dưới nhường, hòa hợp, hạnh phúc. Từ công trình nhà sàn ở người dân miền núi đến các công trình hiện đại kiến trúc kết hợp, mái ngói âm dương còn là biểu tượng sự hòa hợp giữa đất và trời mang theo niềm tin về một cuộc sống yên bình, giản dị và đậm nét truyền thống.

Ý nghĩa của ngói âm dương là chở che cho những nếp nhà truyền thống, bảo vệ con người dưới sự khắc nghiệt của thời tiết. Sự trường tồn cùng thời gian đã trở thành biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp của tình cảm gia đình.

4. Ưu điểm của ngói âm dương

Mái nhà lợp ngói loại  âm dương sẽ sở hữu nhiều ưu thế, đó là mang trên mình một nét đẹp sang trọng tới lạ thường nhưng có chút nghiêm trang, đĩnh đạc. Chính vì thế, khi nhìn vào, bạn sẽ thấy một vẻ đẹp bề thế uy nghi toát ra. Đây là một nét thẩm mỹ cao mà hiếm các công trình đạt được.

Ngói âm dương được biết đến là sự sáng tạo của người xưa trong việc xây dựng, xử lý hệ thống bao che công trình bởi độ dày cao. Cụ thể với ngói âm dương Bát Tràng, chính cấu tạo vòng nửa vòng úp đã tạo ra tác dụng tạo khoảng trống giữ khí, thông gió cho mái nhà.

Nhờ đặc điểm này mà vào mùa hạ các công trình sử dụng ngói lợp nhà, ngói âm dương thường mát hơn, mùa đông sẽ ấm hơn. Thời tiết mưa gió thì chúng cũng giúp quá trình thoát nước được dễ dàng. Bên cạnh đó, ngói âm dương có tuổi thọ khá cao, ước tính phải đến 50 năm mới có dấu hiệu xuống cấp.

Cách lợp ngói âm dương trong các công trình cũng đơn giản hơn, mái nhà  chỉ cần đóng bởi các thanh gỗ ngang cách nhau 50 cm, thanh gỗ dọc được đóng định với khoảng cách so le nhau 10 cm hoặc 15 cm để có thể lần lượt xếp các hàng ngói lợp nhà sấp ngửa lồng vào nhau. Nếu rãnh rộng 15 cm đặt ngói ngửa thì rãnh rộng 10 cm úp ngói sấp.

5. Phân loại ngói âm dương thông dụng

Vậy loại ngói này được phân chia thành mấy loại? Về cơ bản, chúng sẽ được chia theo loại đất làm và theo kích cỡ.

5.1. Phân theo chất liệu

Theo nguyên liệu làm, chúng gồm có ngói đất nung và ngói tráng men. Hai loại này rất phổ biến và mỗi loại có một ưu nhược điểm riêng. Dựa vào bối cảnh, kiến trúc công trình, người xây dựng sẽ có lựa chọn riêng.

  • Ngói âm dương đất nung: Thường có màu đỏ tươi và có khả năng hạn chế việc hấp thụ ánh sáng rất tốt. Chính vì thế, sử dụng loại ngói này thì nhà vô cùng mát mẻ, tiết kiệm được một phần chi phí cho quạt hay điều hòa trong mùa hè oi bức.
  • Ngói âm dương tráng men: Có độ bền màu rất cao, có thể vĩnh cữu với chuỗi thời gian mà không lo bị phai nhạt màu. Đặc biệt, chúng có khả năng chống thấm mốc rêu nên tạo ra vẻ đẹp hoàn hảo, không lo chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết mưa nắng.
Ngói âm dương Bát Tràng bằng gốm đỏ truyền thống
Ngói âm dương Bát Tràng bằng gốm đỏ truyền thống

5.2. Phân theo kích cỡ

Dựa theo kích thước, chúng sẽ được phân thành một số loại: 15 cặp/ m2, 27 cặp/ m2, 43 cặp/m2 và 80 cặp/m2. Dựa theo đặc điểm kích cỡ này thì bạn hoàn toàn có thể lắp ráp phù hợp với diện tích.

Các kích cỡ ngói âm dương tráng men
Các kích cỡ ngói âm dương tráng men

Phân loại theo kích thước ngói âm dương Thanh Hải gồm có bốn cỡ chính là ngói cỡ XL, L, M, S:

  • Ngói âm  dương cỡ lớn( XL):
    • Ngói Âm: L260 x W275 x D10 (mm)
    • Ngói Dương: L195 x D10, ∅128
  • Ngói âm dương đại (L):
    • Ngói Âm: L180 x W190 x D8 (mm); 0.94 kg
    • Ngói Dương: L155 x D8; Ø95 (mm); 0.44 kg
  • Ngói âm dương trung (M):
    • Ngói Âm: L140 x W170 x D8 (mm); 0.5 kg
    • Ngói Dương: L120 x D8; Ø76 (mm); 0.35 kg
  • Ngói âm dương mini (S):
    • Ngói Âm: L102 x W117 x D6 (mm); 0.2 kg
    • Ngói Dương: L110 x D6; Ø70 (mm); 0.15 kg

XEM 8+ MẪU NGÓI ÂM DƯƠNG

Lưu ý: Quý khách nên gọi điện trực tiếp để nhận được báo giá ngói âm dương cùng chương trình khuyến mãi mới nhất, mức chiết khấu tốt nhất, hỗ trợ vận chuyển.

GỌI 0917777247 ĐỂ NHẬN KHUYẾN MÃI

6. Làng ngói âm dương phân bố ở đâu?

Với sự đa dạng như thế, làng ngói âm dương được phân bố chủ yếu ở đâu? Về cơ bản, chúng sẽ được phân bố rộng khắp trên cả nước.

6.1. Làng ngói âm dương Bát Tràng

Bạn sẽ thấy chúng xuất hiện đâu đó ở nhiều nơi trên cả nước nhưng sẽ tập trung chủ yếu ở làng ngói âm dương Bát Tràng. Đây là làng truyền thống sản xuất gốm sứ và mái ngói âm dương cũng được hiện hữu tại đây rất nhiều.

Chúng được sản xuất từ một loại đất sen chất lượng cao của xứ sở Bát Trang nên mọi người vẫn đánh giá xương gốm thuộc top tốt, cứng chắc. Do được nung trong

6.2. Làng ngói âm dương Đồng Nai

Ngoài ra, bạn sẽ thấy chúng có nhiều ở làng ngói Đồng Nai. Đây cũng là xứ sở sản xuất loại ngói này khá phổ biến nhờ nguyên liệu tốt.

Loại ngói được sản xuất tại đây thường có khả năng thấm hút nước tốt, chịu nhiệt lạnh giỏi. Chúng được thiết kế đa dạng về màu sắc, họa tiết trang trí và sử dụng lớp men tốt nên hầu hết các nhà biệt thự đều sử dụng loại ngói này.

6.3. Ngói âm dương tại các địa điểm khác

Bạn cũng có thể thấy ở Bình Dương, Bình Định. Đây là hai nơi có nhiều công trình được xây dựng từ loại ngói đặc trưng này.

Điểm chung của chúng là cường độ chịu uốn tốt, kích thước khoảng 11 – 12 viên cho mỗi m2. Trọng lượng của chúng cũng khá nhẹ chỉ khoảng chưa đầy 3g/viên nên không tạo ra áp lực lớn cho các phần trụ phía dưới.

7. Một số công trình mái nhà ngói âm dương Thanh Hải

Vì những ưu điểm trên nên rất nhiều công trình sử dụng loại mái này. Và Thanh Hải là đơn vị uy tín đã xây dựng được nhiều mẫu mái ngói âm dương đẹp.

TH Ceramics cung cấp các loại ngói lợp nhà được sản xuất dưới công nghệ tiên tiến mang màu sắc tự nhiên không gây độc hại, bền đẹp không cong vênh hoặc phai màu mất màu, không mốc hay có rêu bám khi sử dụng.

Công trình nhà Hàng Dragon sử dụng ngói âm dương
Công trình nhà Hàng Dragon sử dụng ngói âm dương
Hàng rào của công trình nhà Hàng Dragon sử dụng ngói âm dương
Hàng rào của công trình nhà Hàng Dragon sử dụng ngói âm dương

Các công trình sử dụng ngói âm dương, ngói âm dương bát tràng thường là ngói lợp nhà trong kiến trúc nhà thờ, đình chùa, nhà ở, biệt thự, nhà hàng…

Dự án xây dựng tiêu biểu sử dụng sản phẩm ngói âm dương Thanh Hải Ceramics phải kể đến: Chùa Bái Đính, chùa Linh Ứng Sơn Trà, chùa Đu, khu du lịch sinh thái Long Việt, khu đô thị Ecopark, biệt thự Bát Tràng, biệt thự Tây Hồ…

Chùa Bái Đính sử dụng hơn 2.3 triệu bộ ngói âm dương
Chùa Bái Đính sử dụng hơn 2.3 triệu bộ ngói âm dương
Chùa Đu - Thái Nguyên sử dụng ngói âm dương đất nung
Chùa Đu – Thái Nguyên sử dụng ngói âm dương đất nung
Chùa Tản Viên sử dụng ngói âm dương trang men màu xanh đồng
Chùa Tản Viên sử dụng ngói âm dương trang men màu xanh đồng

Ngoài ra, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng mẫu ngói công trình âm dương ở chùa Phước Sơn – Huế, chùa Bửu Thắng – Gia Lai hay chùa Liên Trì – Đắc Lắc, chùa Nam Thiên Đại Lý….

Ngói âm dương Thanh Hải sử dụng tại rất nhiều công trình
Ngói âm dương Thanh Hải sử dụng tại rất nhiều công trình

Nếu quý khách cần mua ngói âm dương cũng như cần giải đáp mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ:

  • – Địa chỉ: 41B Giang Cao – Bát Tràng – Gia Lâm- Hà Nội
  • – Email: sales. [email protected]
  • – Hotline: 0917777247
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Translate »
0966.558.808